Nghèo Khó Tinh Thần Để kỷ niệm ngày tôi khấn, Chị hoạ cho tôi chiếc huy hiệu tôi sáng tác theo câu châm ngôn: “Ai mất là được” (qui perd, gagne) . Chị cắt nghĩa cho tôi hiểu thêm rằng trên dương thế này, phải chịu mất tất cả, chịu lấy tất cả, để tiến tới tinh thần nghèo khó. Chị thích cho kẻ khác được những ơn bên trong hơn là cho chính mình, và tôi đã thấy Chị đọc một cuốn sách rất bổ ích, nhưng chưa đọc xong Chị đã chuyển sang chị em khác và không bao giờ Chị có thể đọc hết được nữa! Nếu Chúa cho Chị ơn soi sáng nào, Chị cố gắng thông truyền cho chúng tôi bao nhiêu có thể… Nhưng đôi khi có những tia soi sáng sống động và thâm trầm chỉ thoáng qua cho Chị và về sau Chị không nhớ được ra sao: “Em muốn giữ lại ngay, nhưng thật bất lực! Lúc đó thay vì một sức tìm xem điều chi làm hồn em sung sướng, thì em an phận thưởng thức hương vị dư vang, mà không hiểu nó đến ra sao. Rồi em hoan hỉ vì sự nghèo khó đó…!”. Như con trẻ không có gì là của riêng, chúng hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ, Chị muốn muốn sống ngày qua ngày, không cần của dự trữ tinh thần. Nhưng không! Người đã đặt tất cả niềm sung sướng nơi những tạo vật bé nhỏ, thật yếu đuối và đáng thương hại này… Chắc hẳn điều đó làm vui lòng Chúa nhiều hơn!”.
Không cậy dựa trên bất cứ sự gì Chị Têrêsa nuôi tâm tình đạo đức bằng cách nhờ tới những ngôn ngữ, những đoạn trong Sách Thánh. Tôi bảo Chị: - Em muốn thế lắm, nhưng em kém trí nhớ quá! - A! Như vậy là chị ước mơ giàu có, muốn được sở hữu rồi đấy! Cậy dựa trên đó là như dựa trên tấm sắt nung đỏ. Nó để lại một dấu vết nhỏ! Điều cần thiết là không cậy dựa trên bất cứ sự gì hết, ngay cả trên những điều có thể nâng đỡ lòng đạo đức cũng vậy. ‘Cái không’, đó là chân lý, là không ước muốn, là thiếu cả hoài vọng niềm vui, và lúc đó người ta sẽ được sung sướng! Sách Gương Chúa Giêsu có
Mọi người đều tìm điềm báo trước Chị nói với tôi: - Chị dấn thân vào công việc như thể mỗi công việc là mục đích cuối cùng vậy, và chị luôn hy vọng tới đích! Rồi chị bỡ ngỡ khi thấy mình vấp ngã. Nhưng phải sẵn sàng chờ đợi vấp ngã 22. Chị lo lắng về tương lai như thể chính chị phải dàn xếp tất cả vậy. Em hiểu chị bôn chôn là vì thế. Chị luôn nói với Chúa: Ôi lạy Chúa! Con làm được gì với đôi tay con đây! Mọi người đều muốn tìm điềm báo trước cho tương lai. Nhưng đó là con đường thông thường. Chỉ ai không tìm xem tương lai ra sao mới thật là người nghèo khó tinh thần”.
Mong thụ tạo quý yêu là hư ảo Tôi tỏ ra ước ao được người ta chú ý tới những cố gắng và những tiến bộ nơi tôi. Chị Têrêsa hăng hái đáp lại: “Làm như vậy có khác chi con gà mái cục tác inh ỏi, báo cho mọi người qua lại biết mình vừa đẻ trứng xong! Cũng như nó, chị muốn vừa khi nghiêm chỉnh làm được việc gì, hay khi ý hướng của chị được vô phương trách cứ, thì mọi người phải nhận ra và quý yêu chị… Thật phù phiếm khi muốn hai mươi người cùng sống với ta phải khâm phục quý mến ta! Trong cái trung tâm nhỏ bé lòng họ, mỗi người họ cũng đang quan tâm tới ý hướng riêng tư, tới sức khoẻ, gia đình cũng như tiến bộ thiêng liêng hay ích lợi cá nhân họ và họ thốt ra những lời tầm phào! Khi ngắm nhìn chân dung các thánh, em tự nhủ các ngài cũng là nạn nhân của biết bao yếu đuối, cũng có lúc các ngài thốt ra những lời thuần nhân loại, đôi khi còn phàm tục nữa. Lúc đó em chỉ muốn được yêu thương quý mến sau này ở trên trời thôi… Vì chỉ trên đó tất cả mới hoàn hảo”. Thật sự Chị chỉ muốn được thương yêu quý mến ở trên trời, và dưới đất này Chị chỉ tìm cách sao để được kể như không vậy. Biết bao lần chị nói với tôi rằng: “Sự khinh chê đối với Chị là điều thật vinh quang, vì người ta chỉ có thể khinh chê điều người ta biết, Chị say mê được người ta lãng quên!”. Trái với người em quý mến, tôi luôn bị hư vinh lôi cuốn, nên cố gắng làm Một lần Chị tươi cười bắt tôi đưa tay cho Chị xem và Chị lấy bút viết lên móng tay tôi: “Lòng tham lợi” và bắt tôi phải giữ nguyên trong một thời gian.
Những chiếc mền cũ và lợi lộc cá nhân Khi phơi giũ chăn mền, tôi đã khó chịu lưu ý chị em cần nhẹ tay vì tất cả đều cũ quá rồi. Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu lưu ý tôi ngay: “Chị sẽ làm gì nếu không được chỉ định để khâu vá lại những chăn mền này? Chắc chị sẽ lên tiếng cách thoải mái! Và nếu cần làm chị em quan tâm tới những chiếc mền này thì chị sẽ nói cách vô tư! Trong mọi việc làm, chị đừng bao giờ để dầu một chút lợi riêng nào ám ảnh cả”.
Chiếc cà rá của chị Céline mất rồi! Câu này ám chỉ một việc xảy ra hồi thơ ấu Chị đã tả lại trong cuốn Tự Thuật23: Nhưng khi ra xe về Alençon thì “Em nhỏ” mới biết kẹo đã rơi rớt trên đường phố mất cả, và ngay một chiếc cà rá quý báu cũng biến đâu luôn! “Cà rá của chị Céline mất rồi!”. Bé nghĩ thế và bé buồn khổ tới nỗi miệng thì la mà nước mắt dàn dụa. Sau này trong Nhà Kín, Chị thuật lại chuyện trên và bảo tôi: “Chị thấy không? Lòng vị kỷ là bẩm sinh trong chúng ta. Tại sao lại cà rá của chị Céline mất rồi! mà không phải của em?”. Hy sinh không muốn được thấy kết quả Chị tâm sự với tôi: “Cho đến hồi 14 tuổi, em tập nhân đức mà không được hưởng chút êm dịu cũng như chút kết quả nào. Tâm hồn em như cây vừa chớm nở hoa thì đã vội rụng tàn. Chị hãy dâng lên Chúa hy sinh không bao giờ muốn được thấy kết quả, nghĩa là muốn thấy đời chị phải đau khổ, tự hạ, thấy những cánh hoa thiện chí cũng như những ước muốn ngay lành rụng xuống đất mà không sinh sôi nẩy nở chi hết. Chỉ trong khoảnh khắc khi chị nhắm mắt lìa trần, Chúa sẽ làm cho những trái tươi đẹp đó chín mòng trên cây tâm hồn chị”. Chúa đã cho tôi biết “Em Têrêsa” thật có lý, vì tôi đọc thấy trong Đức Huấn Thiện đoạn sau đây là đoạn tôi đã cho Têrêsa biết và Chị rất thích thú: “Người như kẻ liệt sức và nghèo khổ cùng quẫn, nhưng mắt Chúa dõi theo người, giữ gìn người vẹn toàn và đã nâng người lên khỏi cảnh u tối sỉ nhục, đã nâng đầu người lên cao. Nhiều kẻ đã phải ngỡ ngàng và cất tiếng ca tụng Chúa. Con hãy tin cậy vào Chúa và an phận mình, vì Chúa làm được cho kẻ nghèo khó trở nên giàu có. Trong nháy mắt, ơn Chúa vội tràn đầy kẻ công chính để làm phần thưởng cho họ, và trong khoảnh khắc, Ngài làm những tiến bộ của họ sinh hoa kết quả”24.
Tinh Thần Trẻ Thơ Trong cuộc điều tra Phong Thánh, khi vị Chưởng Tín hỏi tại sao tôi muốn Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong thánh, tôi đã trả lời: “Chỉ vì một điều duy nhất là truyền bá ‘Con đường Thơ Ấu’ của Chị. Chị đã gọi tinh thần sống cũng như cách thức Chị đi lên với Chúa bằng danh từ đó”. Vị Chưởng Tín tiếp: “Nếu chị nói về ‘Con Đường’, thì cuộc điều tra này tất nhiên phải chấm dứt, vì cũng đã xảy ra như vậy đối với rất nhiều trường hợp tương tự”. Tôi trả lời: “Không hề chi, cuộc điều tra về Chị Têrêsa có bị đình chỉ chăng nữa, cũng không ngăn cản được con muốn nêu lên điều đã lôi cuốn con: Đó là làm sao để tuyên thánh ‘Con Đường Thơ Ấu’”. Tôi giữ vững lập trường và cuộc điều tra có phần khá quan. Cũng vì vậy mà tôi sung sướng khi thấy Đức Bênêđictô XV trong bài Diễn văn đã ca tụng “Tinh Thần Trẻ Thơ” hơn cả việc tuyên thánh Chị. Điều tôi mong ước đã thành tựu vào ngày 14.8.1921. Ngoài ra bản Summarium cũng đã ghi lại câu tôi trả lời về những “Ơn siêu nhiên”: Những ơn này rất hiếm trong đời sống Nữ tỳ Thiên Chúa. Con thích thà Chị không được tuyên thánh còn hơn là không diễn tả chân dung Chị như con tưởng”. “… Đời sống của Chị phải đơn sơ để làm mẫu mực cho những ‘tâm hồn bé Chị Têrêsa luôn chỉ cho chúng tôi biết “Con Đường Thơ Ấu” Chị theo. Chị tuyên bố: “Để theo con đường này, cần phải khiêm nhường, có tâm hồn nghèo khó và đơn sơ”. Nếu Chị biết lời nguyện sau đây của Bossuet thì chắc Chị đã sung sướng thưởng thức26. “Ôi Chúa cao cả!… Xin Chúa đừng để cho một số người được xếp vào hàng trí thức hay tinh thần bị luận xử trước Toà án oai nghiêm Chúa, vì họ đã đóng cửa không cho Chúa ngự tới các linh hồn: Chúa muốn vào những tâm hồn đó cách đơn sơ, mà chỉ sự đơn sơ thôi đã làm chướng tai họ! Chúa muốn đi qua khung cửa đã rộng mở do những vị thánh từ những thế kỷ đầu tiên trong Giáo Hội, thế mà có lẽ họ chưa biết tới! Xin Chúa cho tất cả chúng con trở nên bé nhỏ như trẻ thơ theo lời Chúa Kitô phán, để một khi chúng con đã đi qua cửa hẹp này, thì cũng chỉ cho kẻ khác qua được cách chắn chắn và hiệu nghiệm hơn. Amen”. Không lạ gì khi vào phút cuối đời, con người anh hùng đó đã thốt lên những lời cảm động: “Nếu tôi có thể làm lại cuộc đời, thì tôi chỉ muốn là một con trẻ bé nhỏ luôn giơ tay bám chặt lấy ‘Giêsu Hài nhi’”. Têrêsa đã nhờ ánh sáng mạc khải cho những tâm hồn bé nhỏ mà biết khám phá ra được cửa cứu rỗi này, và Chị sẵn sàng chỉ cho những tâm hồn khác. Sự khôn ngoan thần linh và sự khôn ngoan nhân loại đã không làm nổi bật “vẻ cao cả đích thực của tâm hồn” trong tinh thần trẻ thơ này hay sao? Đó cũng là tư tưởng của những nhà triết học thời danh Trung Hoa, họ đã minh xác trong những định nghĩa súc tích chẳng hạn như: - Đức độ ở bậc chín muồi sẽ tiến tới trạng thái trẻ thơ (Lão Tử, thế kỷ VII trước kỷ nguyên). - Con người vĩ đại là con người không đánh mất tâm hồn trẻ thơ (Mạnh Tử, thế kỷ thứ IV trước kỷ nguyên)27. Hay câu khác như: - Thấu hiểu đức tính dũng cảm là biết luôn tiến tới trên đường thiện hảo và trở về với tuổi thơ 28. Đối với Chị thánh trong việc thực hành “Con Đường Thơ Ấu” này hệ tại đức khiêm nhường như tôi đã đề cập. Nhưng Chị cũng biểu lộ một tinh thần trẻ thơ thật đáng kể! Vì vậy Chị rất thích nói với tôi về những lời sau đây Chị đã khơi múc được trong Phúc Âm: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta, Nước Trời thuộc về chúng… Thiên thần chúng luôn thấy Nhan Thánh Cha Ta… ai trở nên bé nhỏ như con trẻ sẽ là lớn nhất trong Nước Trời… Chúa Giêsu hôn các em sau khi đã chúc lành cho chúng”29. Chị đã ghi những hàng trên ở mặt sau tấm hình bốn anh em chúng tôi đã về chầu Chúa ngay từ hồi bé thơ. Chị tặng tôi một tấm và giữ một tấm trong sách kinh Nhật Tụng của Chị. Ngày nay những hình ảnh đó một phần đã lu mờ vì cũ quá. Ở dưới những đoạn này Chị còn thêm nhiều đoạn Thánh Kinh khác, là những đoạn làm Chị say mê và luôn có liên quan đến Tinh Thần Thơ Ấu: - Thật hạnh phúc cho những ai được Chúa liệt vào hàng công chính không phải tính theo huân nghiệp, vì đối với người có huân nghiệp thì phần thưởng không còn như một ân huệ nữa, mà như một việc buộc phải có… Thực là ơn nhưng không những kẻ không có huân nghiệp lại được công chính hoá nhờ ơn cứu độ do Chúa Giêsu Kitô mang lại 30. - Chúa sẽ dẫn dắt đoàn chiên Chúa trong đồng cỏ. Ngài quy tụ những con chiên con lại và ẵm chúng vào lòng 31. Ở mặt sau một tấm ảnh lớn khác, Chị đã chép lại những câu trích trong Thánh Kinh nguyên văn như dưới đây, đôi câu nhắc lại những câu trên, nhưng nó cũng có lợi là soi sáng cho ta hiểu hơn về Con Đường của Chị: - Ai thật bé nhỏ hãy đến với Cha! (Châm ngôn). - Ai trở nên bé nhỏ như con trẻ sẽ là người lớn nhất trên Nước Trời (Phúc - Thầy Chí Thánh sẽ quy tụ những con chiên non lại và ôm chúng vào lòng. - Như bà mẹ âu yếm con mình thế nào thì Ta cũng sẽ an ủi con như vậy. Ta sẽ ẵm con vào lòng và vuốt ve con trên đầu gối Ta (Isaia). - Như người cha thương con thế nào, Chúa cũng động lòng trắc ẩn chúng ta như thế. Rạng đông cách biệt hoàng hôn thế nào thì Người cũng tách xa chúng ta khỏi những tội lỗi chúng ta vấp phạm như thế. Chúa đầy lòng trắc ẩn và êm dịu: Ngài chậm phạt và chứa chan tình thương (Tv 102). - Ai làm theo ý Cha Ta, thì kẻ đó là chị em là anh em và là mẹ Ta (Phúc Âm). - Ôi thưa Cha! Những kẻ Cha ban cho con, thì Cha cũng yêu mến chúng như Cha đã yêu mến con vậy (Phúc Âm). Chị cũng đặc biệt ưa thích tấm ảnh chạm trổ một em bé ngồi trên đầu gối Thầy Chí Thánh và đang cố vươn lên tới Nhan Thánh để hôn Ngài. “Tất cả sẽ dưới quyền em điều khiển”, như thế Chị đã thấy trước cái tước hiệu “Nữ Vương các trẻ thơ” của chị. Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu khá cao lớn, Chị được một thước 62, còn Mẹ Agnès de Jésus lại bé hơn nhiều, nên có lần tôi bảo Chị: “Nếu Chị được chọn thì Chị thích sao: lớn hay bé?”. Chị trả lời không do dự: “Em muốn bé để được bé nhỏ trong mọi sự”. Giáo Hội luôn thấy nơi Têrêsa một Thánh Nữ của Tinh Thần trẻ thơ. Nhiều vị Giáo Hoàng làm chứng về điều này. Ở đây tôi chỉ xin trưng lời Đức Thánh Cha Piô XII: Lần thứ nhất Ngài đề cập tới khi còn là Đặc Sứ của Đức Piô XI vào dịp khánh thành Vương Cung Thánh Đường Lisieux ngày 11 tháng 7 năm 1937, lần thứ hai là 17 năm sau: “Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu có một sứ mệnh, một học thuyết. Học thuyết cũng như tất cả cuộc đời Thánh Nữ là khiêm nhường và đơn sơ. Nó gồm tóm trong hai tiếng: Thơ Ấu Thiêng Liêng, hay hai tiếng khác có nghĩa tương đương: Đường Tu Bé Nhỏ”. “Chính trong Phúc Âm, trong trung tâm Tin Mừng mà Chị đã tìm ra đời này với bao nhiêu duyên dáng tươi trẻ: Nếu các con không trở nên như trẻ thơ, chúng con không vào được Nước Trời”32.
Tôn sùng mầu nhiệm nhập thể và mầu nhiệm máng cỏ Chị mừng lễ ngày 25 tháng 3 với tất cả lòng mộ mến, vì Chị nói: “Đó là ngày Chúa Giêsu ở trong lòng Mẹ Maria, ngày Chúa là Con Trẻ bé nhỏ nhất”. Sau này Chị đã viết Kinh sau đây dưới một ảnh Chúa Giêsu bé thơ: “Ôi Giêsu bé nhỏ, kho tàng độc nhất của con, con phó mình tuỳ theo Thánh ý Chúa, không gì sung sướng bằng làm Chúa mỉm cười. Xin in sâu nơi con những ân điển phúc đức thơ ấu của Chúa, để sau này khi tới ngày con được khai sinh trên Nước Trời, thì các thần thánh nhận ra nơi hôn thê bé nhỏ của Chúa là: Têrêsa Hài Đồng Giêsu”. Những đức tính thơ ấu Chị ước mong cũng là những đức tính Thánh Giêrônimô khâm phục và không cho là những hành động ấu trĩ, tuy Ngài là vị thánh khắc khổ và sống trước Chị nhiều.
|